Cầu lông là bộ môn thể thao khá phổ biến được nhiều người tham gia vì tính chất đối kháng hấp dẫn cũng như rèn luyện thể chất hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn thời gian mỗi trận đấu cầu lông đều ép tuyển thủ di chuyển liên tục trong phạm vi rộng lớn với động tác lặp đi lặp lại sẽ khiến cơ rất nhanh mỏi. Những chấn thương khi chơi cầu lông hầu hết đều bắt nguồn từ nguyên nhân này.
Caulong360 sẽ giải mã các vấn đề chấn thương thường gặp trong cầu lông mà người chơi cần lưu ý:
1.Khóa Khớp Trong Cầu Lông Là Gì?
Khóa khớp được hiểu là trạng thái của khớp tay hoặc chân được mở rộng hết mức. Cụ thể là khi thực hiện các bài tập như đẩy tạ, khi tạ được nâng lên và tay của bạn được duỗi thẳng ra, các khớp tay, khuỷu tay được mở rộng hết cỡ thì sẽ được gọi là khóa khớp và trong trường hợp này là khóa khớp khuỷu tay.
Trạng thái này thường rất hay xuất hiện đối với những ai tập thể hình và có thể ảnh hưởng xấu đến xương khớp của người tập. Ngoài ra, việc khóa khớp khi luyện tập còn làm giảm hiệu quả của bài tập mà bạn thực hiện vì lực sẽ bị dồn về vị trí khớp bị khóa thay vì kích thích vị trí cơ bắp mà bạn muốn phát triển.
2.Các dạng khóa khớp cầu lông
2.1. Khóa khớp vai khi chơi cầu lông
Khi các bạn chơi cầu lông xảy ra tình trạng đau khớp vai, khớp vai lỏng và cánh tay bị giảm sức mạnh. Nếu các bạn bị nặng hơn sẽ có biểu hiện bị sưng, nổi vùng đỏ trên khớp vai. Một số chấn thương vai thường gặp khi chơi cầu lông cần phải lưu ý gồm:
- Giãn, rách dây chằng bao khớp: vận động quá mạnh khi chơi cầu lông có thể khiến dây chằng và bao khớp vai bị tổn thương, rách và khớp lỏng lẻo dẫn tới các cơn đau dữ dội;
- Viêm, rách gân cơ xoay: Có thể gây ra chứng đau vai cấp và mãn tính làm hạn chế sự vận động của vai. Nếu để lâu thậm chí còn gây mất chức năng vận động của vùng vai và cánh tay;
- Chấn thương cơ chóp xoay: Chức năng chính của cơ chóp xoay là kết nối các xương trong khớp vai lại với nhau, tạo điều kiện cho khớp vai được hoạt động dễ dàng. Vì vậy, nếu cơ chóp xoay bị tổn thương sẽ khó lòng mà di chuyển tay hoặc nhấc tay lên xuống được;
- Rách gân: Là một trong những chấn thương vai phổ biến khi chơi cầu lông, thường xảy ra ở vận động viên chuyên nghiệp hoặc người đã có tuổi do lão hoá.
2.2 Khóa khớp đầu gối khi chơi cầu lông
Trong quá trình chơi cầu lông có nhiều nguyên nhân bị đau đầu gối. Nguyên nhân có thể xuất phát từ quá trình bạn chơi hoặc những va chạm trong quá trình thi đấu. Vậy nguyên nhân là từ đâu thì hãy cùng chúng mình tham khảo nhé:
- Giãn cơ: Đây là dạng tổn thương nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. Khi vừa bị chấn thương bạn sẽ thấy đau nhói ở vùng gân cơ sau đó có cảm giác nỗi đau sẽ giảm và vùng bị tổn thương sẽ bị sưng nhẹ. Hãy dừng ngay hoạt động nếu không máu sẽ tụ nhiều và không có lợi cho việc điều trị.
- Căng cơ: Khi bị căng cơ thì sẽ có một vài sợi cơ bị đứt. Khi bạn đau nhiều thì phải ngưng hoạt động. Và sau đó một thời gian vết máu sẽ bầm.
- Rách cơ: Nếu bị rách cơ sẽ xuất hiện các vết bầm do các sợ cơ bị đứt nhiều. Triệu chứng của nó là bạn sẽ có cảm giác đau dữ dội và phải ngừng hoạt động hoàn toàn. Không chỉ vậy mà khớp có thể bị mất cân bằng.
- Đứt cơ: Nếu số cơ bị rách đến 75% bó sợi thì khi bị đứt hoàn toàn sẽ làm máu bầm tụ nhiều ngày và dẫn đến khớp sưng nhiều, trở nên lỏng lẻo.
- Khớp vai: Khi chơi cầu lông có thể do chấn thương, ngã, va chạm, va đạp hoặc do kỹ thuật không đúng. Hoặc chơi cầu lông quá sức, quả tải trong thời gian dài, không luyện tập thường xuyên, người mới bắt đầu tập,…
- Chấn thương đầu gối: Ở các vùng khớp đầu gối có các dây chằng và sụn đệm dễ tổn thương do chơi thể thao.
2.3 Khóa khớp khủy tay
– Đau khuỷa tay khi đánh cầu lông thể hiện cho tình trạng nhức nhối hoặc đau ầm ỉ ở khuỷu tay. Cơn đau thường kéo theo co thắt, giảm phạm vi chuyển động. Khóa khớp cầu lông khi bị đau ở khuỷu tay là tình trạng bị viêm hoặc rách, đứt, giãn nhóm gân cơ duỗi tại chỗ bám vào mỏm trên lồi cầu phía ngoài xương cánh tay.
– Thông thường các trường hợp bị đau khủy tay xảy ra những bạn mới chơi, do khởi động không kỹ, chuyển động không đều và cố gắn tập quá sức sẽ xảy ra chấn thương. Đau khuỷu tay thường không quá nghiêm trọng vì các triệu chứng có thể dùng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này.
– Khi chơi cầu lông bạn bị ngã, hoặc dùng lực ở tay quá mạnh dẫn đến va đập. Từ đó tác động đến các cơ, sụn, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp và phần cánh tay.
2.4 Đau bắp tay
– Đau bắp tay khi chơi cầu lông có rất nhiều nguyên nhân xảy ra. Đau bắp tay là tình trạng các nhóm cơ bị căng cơ, co rút. Nó có thể xảy ra khi tư thế của bạn di chuyển không đúng hoặc là vợt quá nặng khi sử dụng.
– Đau bắp tay khi chơi cầu lông còn xuất hiện những bạn mới chơi, đặc biệt đối với những bạn tập chơi để rèn luyện sức khỏe hoặc tập luyện ở cường độ cao.
– Thông thường đau bắp tay thường do các nguyên nhân sau:
+ Xuất hiện ở người mới luyện hoặc luyện tập quá sức, vượt mức chịu đựng của cơ thể.
+ Khi vung vợt hoặc đập cầu các bạn sử dụng cơ bắp tay quá nhiều.
+ Trước khi vào chơi không chịu khởi động các nhóm cơ, khởi động chưa đúng các động tác và dễ xảy ra tình trạng đau bắp tay
+ Khơi đến quá mức hoặc thường xuyên chơi cầu nhiều ngày liên tiếp làm cơ bắp tay chưa phục hồi, bị giãn hoặc mỏi cơ.
+ Quá trình chơi cầu hoặc thi đấu di chuyển sai khiến bạn té ngã, mất trụ trước những pha đánh cầu.
+ Thời tiết thay đổi đột ngọt, co rút cơ, dẫn đến tình trạng căng cơ.
3. Nguyên Nhân Gây Ra Chấn Thương Khi Chơi Cầu
Nguyên nhân chủ yếu của các chấn thương trong cầu lông thường là do vận động viên chuẩn bị không kỹ lưỡng về mặt khởi động, thể chất lẫn kỹ thuật. Điều này dẫn đến các tình huống bất ngờ xảy ra trong trận đấu nên cơ và khớp không kịp làm quen và thích ứng với nhịp độ cao, từ đó làm tăng nguy cơ chấn thương. Các chấn thương dạng này có thể từ nhẹ cho đến rất nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến vận động bình thường về sau của người bệnh.
Để tránh được ảnh hướng xấu đến xương khớp thì các bạn phải tập luyện và thực hiện các bài tập, động tác đúng cách.
+ Tránh để tình trạng khóa khớp cầu lông diễn ra qua thường xuyên vì bạn có thể bị chấn thương hoặcnghiêm trọng hơn là khiến cho các khớp mở rộng quá nhiều đẫn dến nguy hiểm xương khớp.
+ Nên thực hiện các bài tập tạ có trọng lượng phù hợp với cơ thể và khả năng của bản thân. Các bạn tập tạ từ những mức KG nhỏ rồi tăng theo dần để cơ thể thích nghi, tránh phải trình trạng khóa khớp cầu lông.
4. Phòng tránh, giảm nguy cơ chấn thương trong cầu lông
Những tổn thương trong quá trình luyện tập và thi đấu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể đề phòng và giảm nguy cơ gặp phải sự cố luyện tập bằng những kiến thức và những biện pháp hữu ích. Sau đây là một số cách phòng tránh tổn thương trong tập luyện:
- Luyện tập đúng phương pháp để tránh gây lệch hoặc tổn thương khớp.
- Uống nhiều nước, tránh để bị mất nước trong khi luyện tập vì nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và duy trì lượng máu ổn định và mức oxi mà cơ cần thiết để hoạt động.
- Mặc quần áo phù hợp, không gây gò bó cho các cơ, khớp khi hoạt động, thấm mồ hôi và thoáng mát.
- Khởi động kĩ trước khi luyện tập giúp cơ không bị giãn bất ngờ.
- Tăng dần cường độ hoạt động sẽ giúp cơ chắc khỏe hơn, tăng khả năng chịu áp lực hoạt động.
- Sử dụng dụng cụ thể thao phù hợp như mang giày đúng size chân,… mang các dụng cụ bảo hộ như đệm đầu gối, mũ bảo hiểm, lót ống chân, đệm khuỷu tay,…
- Không luyện tập với cường độ quá cao để tránh gây áp lực lên cơ, khớp,…
5. Các biện pháp xử lý khi gặp chấn thương
Các tổn thương trong thể thao được chia thành 3 loại và có các cách xử lý khác nhau.
Chấn thương phần mềm: Là các tổn thương ở cơ, gân, dây chằng.
- Phương pháp chườm lạnh: bọc đá lạnh bằng túi nilon và khăn ướt để chườm bên ngoài vùng sưng trong khoảng 10 – 15 phút giúp giảm nhẹ sưng đau và viêm, giảm chảy máu, rất hữu dụng với các chấn thương nhỏ.
- Phương pháp băng ép: kê cao chi bị tổn thương, phương pháp này giúp máu trở về tim tốt hơn, giảm sưng viêm.
Chấn thương khớp: Là tình trạng khớp bị xê dịch, không giống ở trạng thái bình thường. Cách xử lý là chườm lạnh và băng bất động khớp ở đúng tư thế khớp bị trật rồi đưa đến cơ sở y tế, tránh kéo nắn và xoa bóp gây tụ máu, làm cứng khớp hoặc lỏng khớp.
Chấn thương xương: Do tác động của lực mạnh gây gãy xương cấp tính hoặc lực tác động liên tục dần dần gây gãy xương. Khi bị gãy xương, có thể chườm lạnh để giảm sưng đau, xé bỏ phần trang phục bó quanh vùng bị thương, cố định xương gãy bằng nẹp và đưa đến bệnh viện để nhanh chóng cố định xương..