Căng vợt cầu lông chuẩn sẽ giúp bạn rất nhiều rủi ro trong lúc đánh cầu như đứt lưới, méo vợt, méo khung, sập khung, hư vợt, bấy nhiêu chắc đã đủ thuyết phục bạn nên tìm hiểu về cách căng vợt chuẩn rồi chứ.
Khi căng vợt cầu lông chuẩn thì sức căng của lưới khi đó được đo bằng kilogram hay lbs (thể hiện trên máy đo). Rất khó để có một điểm chung về mức căn bao nhiêu thì vừa, bởi nó lệ thuộc hoàn toàn vào lực tay, cách đánh cũng như thói quen của người sử dụng. Hiện nay, mức căng vợt cầu lông chuẩn phổ biến vào khoảng 8-13kg. Số kg nhỏ tức là lưới đan ít căng và ngược lại số kg lớn tức là lưới đan sẽ căn lên.
Lưới vợt cầu lông sẽ giãn nhiều hơn khi tiếp xúc trái cầu. Ngay sau khi chạm vào trái cầu, lưới co lại độ dài cũ của nó, vì sự co giãn của lưới đã tiếp thêm sức mạnh cho cú đánh. Trong khi đó, với lưới đã đan rất căng, sự giãn rồi co lại của lưới là rất ít. Do đó sức mạnh của cú đánh gần như chỉ tùy thuộc sức mạnh của người chơi. Tuy nhiên trong trường hợp này, vì cú đánh tùy ở lực người chơi nên đồng nghĩa người chơi hoàn toàn kiểm soát cú đánh của mình, điều khiển được đường cầu và hướng cầu một cách chính xác nhất.
Ở người mới tập chơi cầu lông, cách căng vợt cầu lông chuẩn nên chọn ớ mức ít căng (8-9 kg) để lấy thêm sức mạnh cho cú đánh. Một khi đã quen dần cộng với lực cổ tay ở một mức nhất định các bạn có thể từ từ nâng số kg lên sao cho phù hợp nhất.
Cũng cần lưu ý một điều là các bạn không nên đan quá số kg quy định của vợt, chỉ số này sẽ nằm chung với phần chỉ số U và G trên cán vợt và sẽ khác nhau tùy vào cây vợt bạn đang sử dụng, thường thì vợt nặng đầu sẽ cho phép đan số kg lớn hơn (như cây vợt cầu lông Yonex z-force 2 Lin Dan cho phép đan tới 28 lbs – 12.5 kg), đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cách căng vợt cầu lông chuẩn. Mức căn lưới cầu lông với mỗi người sẽ khác nhau, người mới chơi không thể dùng mức căn của người chơi đã lâu, người có lực cổ tay yếu không thể căn mức căn của người có lực cổ tay mạnh. Những hậu quả khôn lường của việc căn số kg không phù không chỉ ảnh hưởng đến vợt mà còn gây áp lực không nhỏ lên tay người chơi. Vì vậy, với người mới chơi, căn số kg như thế nào cho phù hợp không phải là lựa chọn dễ dàng.
Đối với mỗi sợi cước căng vợt cầu lông thì bạn cần quan tâm đến hai vấn đề đó là đường kính dây cước và sức căng của lưới như sau:
1. Thông số gauge
Gauge hay còn gọi là đường kính dây cước đây là thông số của lưới căng cước vợt cầu lông. Các nhà sản xuất đã đặt ra rằng số gauge càng nhỏ thì đường kính của sợi lưới càng lớn hay có nghĩa là lưới càng dày.
Các thông số gauge 20, 21 hay 22 thuộc loại standard. Trong khi các gauge 20 micro, 21 micro thuộc loại “biến thể” thêm. Tuy nhiên, với thương hiệu Yonex, để dễ phân biệt cho người sử dụng thì họ đã đặt số gauge chính là số mm.
Bạn cũng cần lưu ý rằng đường kính của dây cước ghi trên vỏ bao là khi chưa căng. Khi đan vào vợt và bị kéo dãn đường kính thực của dây khi đó sẽ giảm đi một ít. Với lưới dày thì nó sẽ bền hơn lưới mỏng.
Ngoài ra, với sợi dây cước căng vợt cầu lông của Yonex (hãng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam) thì nó có một số đặc tính cho bạn phân biệt các loại dây gồm:
– High Repulsion: cước trợ lực giúp đánh cầu nẩy hơn.
– Durability: cước có độ bền cao, dùng lâu đứt.
– High Hitting Sound: đánh cầu nghe nổ lớn, vui tai.
– Shock Absorption: giảm sốc.
– Control: kiểm soát cầu.
Với những bạn mới tập chơi thì chúng ta nên ưu tiên hai yếu tố là high repulsion và durability khi lựa chọn cước cho vợt cầu lông.
2. Sức căng của lưới
Sức căng của lưới vợt hay còn gọi là độ nặng của vợt chúng được tính bằng kilogam hay pound.
Với câu hỏi là nên căng bao nhiêu thì vừa? thì nó không có câu trả lời chung phù hợp cho tất cả mọi người, dù rằng với các loại lưới phổ biến hiện nay có sức căng là vào khoảng 8-13 kg.
Điều quan trọng bạn cần phải biết rằng số “kg” nhỏ tức là lưới đan ít căng và số “kg” lớn tức là lưới đan rất căng.
Theo các chuyên gia về cầu lông thì khi chúng ta đan lưới càng căng thì đồng nghĩa với kiểm soát cầu càng tốt. Và ngược lại lưới ít căng thì đánh cầu sẽ mạnh hơn.
Tuy nhiên trong trường mỗi người chơi có cách chơi riêng nên điều đó cũng đồng nghĩa người chơi hoàn toàn kiểm soát cú đánh của mình, điều khiển được đường cầu và hướng cầu.
Ở người mới tập chơi cầu lông các bạn nên chọn đan vợt ớ mức ít căng (8-9 kg) để lấy thêm sức mạnh cho cú đánh. Khi đã quen dần và cộng với lực cổ tay ở một mức nhất định các bạn có thể từ từ nâng số kg lên sao cho phù hợp nhất. Số kg khuyến cáo dành cho mọi người như sau:
– Người mới tập chơi nên chọn độ căng lưới từ 8 – 9 kg.
– Người chơi khá nên chọn độ căng lưới từ 9,5 – 10,5 kg.
– Người chơi cầu lông giỏi nên chọn độ căng lưới từ 11 kg trở lên.
3. Các loại cước vợt cầu lông
High Repulsion: cước trợ lực, đánh cầu nẩy hơn
Durability: bền, xài lâu đứt, tiết kiệm tiền
High Hitting Sound: đánh cầu nghe lớn, đã tai
Shock Absorption: giảm sốc
Control: kiểm soát cầu tốt
Đa phần người chơi cầu lông đều ít quan tâm về dây căng cước vợt cầu lông. Chỉ những người chơi lâu năm, có kiến thức và độ hiểu biết nhất định mới biết được sự quan trọng của việc căng vợt cầu lông. Các bạn mới tập chơi nên ưu tiên lựa cước cầu lông lưới mỏng sẽ mau đứt nhưng trợ lực tốt hơn cho nên các bạn nên cân nhắc túi tiền của mình để đưa ra quyết định phù hợp nhé.
4. Các bước căng vợt cầu lông
- Đầu tiên, người đan vợt sẽ phải nắm bắt được các thông số chính xác của vợt. Tư vấn cho khách hàng biết nên đan cước thế nào, lực căng và số kg bao nhiêu là phù hợp cho vợt cầu lông. Khi bắt đầu đan, thợ đan vợt sẽ cố định vợt lên máy kẹp. Để không ảnh hưởng đến khung vợt, người thợ sẽ điều chỉnh lực kẹp của máy sao cho vừa đủ lực cố định. Những người thợ lành nghề thường sẽ để hở một khe nhỏ ở vị trí kẹp. Điều này giúp cho vợt có khoảng trống để dãn, không bị nứt khung khi đan.
- Tiếp theo là đến bước đan dây. Đây là bước rất quan trọng. Thợ sẽ đan dây dọc trước rồi mới đan dây ngang. Trong quá trình căng dây vợt cầu lông, người thợ cần phải tập trung tối đa. Để vừa đan cước vừa điều chỉnh kẹp phù hợp trong suốt thời gian đan dây.
- Bước cuối cùng khi đan dây chốt cước. Người thợ sẽ tạo vòng tròn trước khi thắt nút. Phải đảm bảo nút thắt thật chắc chắn. Một điều để bạn biết nút thắt có chặt hay không. Đó là cước càng tụt vào thì nút thắt sẽ càng chắc.
4.1 Đan vợt cầu lông có thể tạo nên hiệu ứng Trampoline
Hiệu ứng Trampoline thường được dùng để chỉ hiện tượng lực do dây vợt tạo nên khi đánh vào quả cầu lông. Hiệu ứng chỉ xảy ra khi lực dây đàn hồi bật như tấm bạt lò xo.
Trường hợp dây đan vợt có độ căng thấp, thì dây cước sẽ có khả năng chuyển động nhiều hơn. Khi dây chuyển động nhiều thì lực tác động và lực giật càng mạnh, bạn sẽ tiết kiệm sức lực hơn. Tuy nhiên, khi dây chuyển động nhiều sẽ dễ bị chai cước. Điều này khiến cho cước khó bị đứt và hiệu ứng Trampoline giảm dần, không như lúc ban đầu. Nếu bị chùng quá mức, dây sẽ mất đi khả năng đàn hồi và hiệu ứng Trampoline. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kiểm soát, lực đánh cầu của bạn.
Trường hợp dây đan vợt quá chặt, thì dây cước sẽ ít chuyển động. Khi dây ít chuyển động thì hiệu ứng Trampoline cũng giảm và gây ít lực tác động lên quả cầu. Đòi hỏi người chơi dùng nhiều sức lực hơn khi đánh cầu. Các bạn sẽ nhanh chóng xuống sức trong các trận đấu. Nếu dây quá chặt cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến khung vợt, khiến cho khung vợt dễ gãy, méo. Đặc biệt là dây đan cũng rất dễ bị đứt.
Chính vì thế mà chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc căng vợt cầu lông. Độ căng của dây và lực đánh có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi dây có độ căng thấp thì lực đánh có thể mạnh nhưng nếu càng ngày càng chùng thì lực đánh cũng giảm. Do đó bạn cần lựa chọn người thợ lành nghề để đan cước cầu lông cho mình đúng chính xác điểm giới hạn của vợt.
4.2 Tối ưu mặt lưới tiếp xúc
Khi đánh cầu lông, khu vực tiếp xúc giữa mặt vợt lên quả cầu tạo nên lực tốt nhất được gọi là khu vực tiếp xúc tối ưu. Tại những điểm đó, dây đan vợt có khả năng đàn hồi tốt nhất và hiệu ứng Trampoline tốt nhất.
Độ căng cước càng cao, khu vực tối ưu đó sẽ bị thu hẹp dần. Đối với những người mới chơi, khả năng kiểm soát và kỹ thuật đánh cầu chưa tốt thì nên giảm độ căng cước để mở rộng khu vực tiếp xúc tối ưu này. Nhằm tăng hiệu quả của từng cú đánh.
Khi đã có nhiều kinh nghiệm đánh cầu, kỹ năng được nâng cao thì nên lựa chọn căng vợt cầu lông có độ căng lớn hơn. Nhưng bạn cũng nên ghi nhớ đặc điểm của khu vực tiếp xúc tối ưu cũng giống hiệu ứng Trampoline. Nếu khu vực tối ưu bị thu hẹp quá nhiều cũng ảnh hưởng lớn đến các cú đánh. Những cú đánh vào điểm chạm đó cũng không được gia tăng lực như trước.
4.3 Kiểm soát quả cầu lông
Nếu dây đan vợt căng, thì các dòng dây sẽ được duỗi thẳng, giảm hiệu ứng Trampoline. Nhưng lại giúp cho bạn cảm giác và kiểm soát quả cầu lông tốt hơn. Các cầu thủ có trình độ cao sẽ dễ dàng lựa chọn điểm chạm để tăng lực đánh. Nhờ thế mà họ thường chọn tăng độ căng của dây để tối ưu khả năng kiểm soát cầu.
4.4 Vợt cầu lông căng bao nhiêu kg thì phù hợp?
Ngoài việc biết lực kéo vợt cầu lông bao nhiêu kg thì người chơi cầu lông, đặc biệt là những người mới bắt đầu chơi, cũng nên biết thêm một câu hỏi vô cùng quan trọng, đó là “Lực kéo vợt cầu lông bao nhiêu kg là phù hợp?”.
- Hầu hết học sinh tiểu học và trung học cơ sở mới tập chơi, nam nữ nói chung nên kéo căng 9-10,5kg, vì lúc này cổ tay còn quá yếu, nếu căng quá sẽ gây chấn thương, điều không ngờ tới .
- Người chơi cầu lông thể thao từ 1-2 năm, trình độ trung bình, trung bình khá, nếu cảm thấy lực kéo 10,5kg là quá nhẹ với bạn, bạn có thể tăng lên 11-11,5kg.
- Nếu chơi Semi-Pro – Professional, bạn có thể thử thách bản thân ở mức 12 – 12,5 kg.
- Độ căng của vợt cầu lông trên 13 kg là độ căng của các vận động viên chuyên nghiệp!
4.5 Sử dụng máy căng vợt cầu lông nào tốt nhất?
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại máy căng vợt là máy căng cơ và máy căng vợt điện tử, vậy câu hỏi đặt ra là máy căng vợt cầu lông loại nào tốt hơn? Câu trả lời sẽ có trong các phần dưới đây.
Đối với máy căng điện tử, đây là đỉnh cao công nghệ trong ngành vợt cầu lông, các bạn có thể thấy khi các thương hiệu lớn tài trợ cho bất kỳ sự kiện nào thì sẽ có gian hàng vợt để phục vụ người chơi thi đấu, và điều đáng chú ý là có là tất cả các bộ căng được trang bị ở đó tất cả đều là bộ căng điện tử.
➤ Đối với máy căng vợt cầu lông điện tử
Ưu điểm của máy căng vợt cầu lông điện tử:
- Lực kéo đều hơn nhờ hệ thống điều khiển tác động lên bộ kéo cho đến khi đạt được lực căng mong muốn, được gọi là Bộ căng không đổi (CPT).
- Chỉ cần đặt dây vào đúng vị trí kẹp giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bộ căng dây, tất cả những gì còn lại là đợi bộ căng dây đạt đến độ căng mong muốn.
- Độ căng chính xác lên đến 100%, lực căng đều khi kéo dây giúp vợt căng đều, không bị sụt trọng lượng nhanh và quan trọng nhất là có thể bảo vệ khung vợt của bạn một cách an toàn.
Nhược điểm của máy căng vợt cầu lông điện tử:
- Nhược điểm duy nhất của máy căng vợt cầu lông điện tử là giá thiết bị hội trường cầu lông khá cao, từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Lợi nhuận của việc căng vợt cầu lông không cao, thường chỉ từ 20.000 đến 30.000 đồng.
- Vì vậy, nhiều cửa hàng lựa chọn máy căng cơ để tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cho công việc kinh doanh của mình.
- Máy to và nặng. Nếu bị hỏng thì việc lắp đặt và sửa chữa sẽ khó khăn hơn, nhưng nếu máy bị hỏng thì rất khó, dù máy có kéo vợt hàng chục nghìn chiếc vẫn có thể hoạt động ổn định và chính xác.
➤ Đối với máy căng vợt cầu lông dạng máy cơ
Ưu điểm của máy căng cơ:
- Máy căng cơ hay còn gọi là máy căng vợt thủ công, người căng vợt sẽ dùng tay để xoay cán vợt cho đến khi đạt được độ căng đã thiết lập, tuy nhiên cách tính lực căng sẽ do lò xo trong máy quyết định. Giống như bộ căng điện tử là một hệ thống điều khiển được vi tính hóa.
- Việc trang bị máy căng cơ cho shop cầu lông sẽ ít tốn kém hơn, điều này rất lý tưởng cho các shop cầu lông nhỏ phục vụ một nhóm khách hàng trong khu vực.
- Bộ căng nhỏ gọn, dễ lắp đặt hoặc sửa chữa và chi phí bảo trì thấp.
Nhược điểm của máy căng cơ:
- Lực căng cơ học phụ thuộc phần lớn vào kỹ thuật của người căng, một người căng không có kinh nghiệm chắc chắn sẽ kéo không đủ chặt và tình trạng dây sẽ nhanh mục do lực căng không đều.
- Sử dụng máy cơ sẽ tốn nhiều thao tác hơn và mất nhiều thời gian hơn so với sử dụng máy căng vợt điện tử.
- Tóm lại mỗi loại máy căng vợt sẽ có những ưu nhược điểm riêng, để trả lời máy căng vợt cầu lông nào tốt hơn thì câu trả lời là sử dụng máy căng vợt cầu lông điện tử sẽ tốt hơn, vì lực căng cần chính xác và lực kéo của dây sẽ nhiều hơn. ổn định. Giúp vợt căng đều mà không bị trùng thùng âm.
5. Căng vợt cầu lông giá bao nhiêu?
Vợt cầu lông bạn mua cho người chơi chuyên nghiệp chỉ có khung và không có lưới nên phải tốn thêm tiền chọn dây căng và phí căng vợt dẫn đến phát sinh sự cố. “Vợt cầu lông giá bao nhiêu?” Giá thành? ” được nhiều người chơi hỏi.
Trên thị trường có rất nhiều loại dây vợt cầu lông có giá từ 80.000 – 200.000 đồng, thông thường dây giá thấp sẽ bền hơn dây giá cao. Công suất tốt và to.
Ngoài ra, nếu bạn đã chuẩn bị sẵn vợt và dây mà không biết “giá vợt cầu lông?” thì hãy đến một shop cầu lông uy tín và họ sẽ tính cho bạn khoảng 30.000 – 40.000 VNĐ nhé!
Tham khảo thêm các mẫu dây vợt cầu lông tốt nhất được người chơi lựa chọn nhiều nhất: Yonex BG 65TI, Yonex BG 66Ultimax, Lining No.1,…
6. Nên căng vợt cầu lông ở đâu chất lượng?
Khi đan vợt cầu lông, các bạn nên lựa chọn những nơi đáp ứng được các tiêu chí như: thợ lành nghề, máy đan hiện đại, dây căng cước phù hợp. Nếu bạn chưa biết chọn cửa hàng nào để đan vợt. Hãy ghé Cầu lông 360 để có những trải nghiệm tuyệt vời cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm đan cước và trang thiết bị hiện đại.