Trên sân cầu lông, việc sử dụng một chiếc vợt phù hợp và chất lượng là điều vô cùng quan trọng để giúp người chơi có thể tạo ra những cú đánh chính xác và đầy sức mạnh. Tuy nhiên, với thời gian sử dụng và tác động liên tục trên bề mặt vợt, lún gen là một vấn đề thường gặp khiến cho hiệu suất của vợt bị giảm sút và người chơi không thể tận dụng hết sức mạnh của mình. Vậy nguyên nhân gây lún và cách xử lí như thế nào hãy cùng Cầu lông 360 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây lún gen vợt
Lún gen là hiện tượng khi lưỡi vợt cầu lông bị uốn cong, gây ảnh hưởng đến độ chính xác và sức mạnh của cú đánh. Có nhiều nguyên nhân gây lún gen vợt cầu lông, bao gồm:
- Sử dụng quá mức hoặc không đúng cách: Khi sử dụng vợt cầu lông quá mức hoặc không đúng cách, ví dụ như đánh cầu quá mạnh hoặc đánh bóng không đúng kỹ thuật, có thể gây lún gen cho vợt.
- Đánh bóng trên bề mặt cứng: Khi đánh cầu trên bề mặt cứng như sân bê tông hoặc sân xi măng, cú đánh thường có lực tác động lớn hơn đối với vợt, dẫn đến khả năng lún gen cao hơn.
- Độ ẩm không đúng: Nếu vợt cầu lông được bảo quản trong môi trường ẩm ướt hoặc không đúng cách, nước có thể thấm vào lưỡi vợt, gây ra sự thay đổi kích thước và hình dạng của lưỡi vợt, dẫn đến lún gen.
- Lưỡi vợt cũ hoặc bị hư hỏng: Nếu lưỡi vợt cầu lông đã được sử dụng trong một thời gian dài hoặc bị hư hỏng do va chạm hay sử dụng không đúng cách, có thể dẫn đến lún gen.
- Độ căng dây không đúng: Độ căng dây quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây lún gen cho vợt.
2. Phương pháp chống lún gen vợt
2.1. Xoay gen mỗi lần đi căng lại vợt
Việc xoay gen vợt cũng khá đơn giản, bạn cần đẩy gen lên xoay ngang gen ra. Như vậy mỗi gen mình có thể xoay sử dụng được 2-4 lần, 2 lần xoay với gen đôi, và 4 lần xoay với gen đơn. Mỗi lần xoay bạn có thể căng được 1-3 lần cước tùy vào mức độ căng cân cao của bạn và độ móp của gen. Sau đó thì bạn nên thay gen mới để vợt luôn được đảm bảo. Chỉ cần 1 mắt xích trong cả 1 chuỗi có vấn đề là bạn có thể gặp sự cố ngay, chính vì vậy cần tỉ mỉ xoay hết và đầy đủ toàn bộ trên vợt.
2.2. Gắn miếng nhựa cứng vào chỗ bị lún.
Gắn miếng nhựa cứng hay còn gọi cách khác mà trước nay mọi người hay dùng là gắn miếng ghép sim vì người căng hay cắt miếng sim ra để lót vào chỗ lún. Với miếng ghép sim bạn có thể gắn bất cứ chỗ nào bị lún. Và nó rất dễ làm.
Bạn có thể kiếm một miếng nhựa cứng vừa đủ như miếng ghép sim, cắt 1 đoạn vừa đủ để gắn vào giữa 2 gen bị lún.
Không cần phải gắn chết miếng ghép này vào vợt, bạn mang theo khi đi căng vợt đưa cho người căng, họ sẽ gá khi kéo cước nó cũng ko thể rơi ra được.
2.3. Thay gen đôi
Thay gen đôi tốt vì nó chịu lực khỏe nhưng nó cũng có nhược điểm là chỉ có vài vị trí có thể lắp được như vị trí đỉnh 12h, góc 1h và 11h. Và một nhược điểm nữa nó làm cước lồi lên khá nhiều. Đôi khi bạn quẹt vợt xuống sàn sẽ làm đứt cước.
Gen này cũng phải bỏ tiền mua ở cửa hàng căng vợt chứ không tự làm được.
2.4. Gắn miếng chống lún trước khi bị lún
Với những cây vợt có tiếng bị lún, nhưng khổ nỗi bạn chỉ hợp với nó thì nên tìm mua 1 vài cái gen chống lún chuyên biệt gắn vào các vị trí hay lún trước.
2.5. Đảm bảo chọn vợt cầu lông có chất liệu tốt và được sản xuất chính hãng.
Vợt cầu lông giả thường có chất liệu kém chất lượng, dẫn đến dễ lún gen hơn.
3. Một số gen chống lún cho vợt cầu lông
Gen vợt cầu lông Lining
- Bảo vệ vợt và có khả năng giúp những cây vợt có thể chịu được mức căng cao (độ gen để căng cân cao)
- Giúp bảo vệ và tăng độ bền cho vợt và cước, vì vậy sau khoảng 2- > 4 lần căng cước chúng ta nên thực hiện việc thay gen vợt để đảm bảo được độ bền cho vợt và cước( 2 lần cho các lỗ gen dây đôi và 4 lần cho các lỗ gen dây đơn)
- Gen vợt lining luôn đảm bảo chất lượng tốt hơn nhiều so với các loại gen zin và gen các hãng khác. Gen phù hợp thay thế cho hầu hết các hãng vợt phổ thông hiện tại: Mizuno, Yonex, Li-Ning, …
Gen chống lún dạng liền (Yonex Duora ZStrike)
- Chơi cầu lông 1 thời gian, gen vợt sẽ bị gãy hoặc lún, làm cho lưới vợt mau đứt. Để bảo vệ vợt và khung sau 3 tháng sử dụng chúng ta nên thay gen mới ( gen đơn lẫn gen đôi)
- Bảo vệ, tăng độ bền cho vợt, giúp vợt chịu được sức cân cao.