Ngay từ khi ra đời, cầu lông đã thể hiện rõ vị trí của mình như một trò chơi dân gian nhằm mục đích chính là giúp cho sự giải trí của con người. Trải qua những biến cố thăng trầm của xã hội loài người, Cầu lông cũng dần được phát triển, hoàn thiện và vị trí của môn cầu lông cũng dần được thay đổi. Là bộ môn thể thao rất dễ chơi, dễ tiếp cận và rất thông dụng, bộ môn này được nhiều người ở Việt Nam áp dụng trong luyện tập, giao lưu, thi đấu và cũng có thể để giảm cân.Bộ môn này được xuất hiện từ những năm giữa thế kỷ 18. Hiện nay, cầu lông chính thức trở thành bộ môn thể thao được tổ chức các mùa giải Olympic lớn nhất hành tình. Cũng nhờ sự phát triển như thế, sự phát triển của bộ môn thể thao cầu lông Việt Nam cũng được nhiều người yêu thích.
Hãy cùng Caulong360 tìm hiểu thêm về môn cầu lông Việt Nam nhé.
1. Lịch sử hình thành
Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm.
Theo các tài liệu của trung quốc thì môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng poona và có tiền thân giống như môn cầu lông ngày nay. Khi chơi trò này người ta dùng bảng gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, ở trên có gắn lông vũ hai người đánh qua đánh lại cho nhau.
Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, một số sĩ quan người Anh phục viên đã đem trò chơi này từ Ấn Độ về Anh Quốc và thay đổi dần cách chơi. Năm 1873 tại vùng Badminton của nước Anh, một sĩ quan quân đội đã phổ biến trò chơi này cho giới quí tộc của vùng. Do tính hẫp dẫn của trò chơi nên chẳng bao lâu nó được phổ biến rộng rãi trên khắp nước Anh. Badminton từ đó trở thành tên gọi tiếng Anh của môn cầu lông.
2. Sự phát triển cầu lông ở Việt Nam
Theo nhận định của các nhà chuyên môn, cầu lông được du nhập vào Việt Nam theo hai con đường. Thực dân hoá và Việt kiều về nước, sự suất hiện của cầu lông ở Việt Nam được xác định là muộn hơn các môn thể thao khác. Mãi tới năm 1960 mới suất hiện vài câu lạc bộ ở các thành phố lớn như Hà Nội ,Sài Gòn.
Đến năm 1961 Hà Nội đã tổ chức thi đấu giao hữu giũa các thành viên lần đầu tiên tại vườn Bách Thảo Hà Nội, song số người tham gia còn ít, trình độ chuyên môn còn thấp. Những năm sau đó do đất nước bị chiến tranh phong trào không được nhân rộng mà còn bị tạm thời bị lắng xuống.
Đến năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, phong trào tập luyện cầu lông mới thật sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 1977 đến năm 1980 phong trào chủ yếu phát triển ở các thành phố, thị xã như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. An Giang, Cửu Long, Bắc ninh, Lai Châu. Để lãnh đạo phong trào phát triển đúng hướng, TC TDTT (nay là UB TDTT) đã thành lập Bộ môn cầu lông, vào năm1977.
Trường đại học TDTT cũng chính thức được thành lập bộ môn này (1977) và đưa môn học cầu lông vào chương trình đào tạo chính qui tại trường để cung cấp cán bộ GV, HLV, trọng tài cho toàn quốc.
Năm 1980 Giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội đánh dấu một bước ngoặt của cầu lông Việt Nam theo đà phát triển theo hướng phong trào sâu rộng và nâng cao thành tích thể thao. Từ đó cứ một năm một lần được tổ chức luân phiên tại các địa phương trên toàn quốc.
Ngoài giải vô địch toàn quốc. UB TDTTcòn tổ chức nhiều giải đấu cho nhiều đối tượng trên quy mô toàn quốc: Giải vô địch trẻ, và thiếu niên toàn quốc, giải người cao tuổi. giải HS các trường phổ thông, giải SV toàn quốc, được đưa vào chương trình thi đấu chính thức trong Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đổng.
Tháng 10 năm 1990 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập đẻ phối hợp với bộ môn cầu lông của UB TDTT lãnh đạo môn thể thao này theo hướng chiến lược phát triển phong trào và thành tích thể thao đỉnh cao, phấn đấu trong những năm tới vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Năm 1993 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn cầu lông châu Á (ABC).
Năm 1994 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông thế giới (IBF). Các sự kiện nói trên là điều kiện động lực thúc đẩy môn cầu lông Việt Nam phát triển theo su hướng hội nhập khu vực và thế giới.
Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của UB TDTT. Liên đoàn Cầu lông Việt Nam đã cử các cây vợt xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự Sea Games 17 ( Malaixia), Sea Games18 (Thái lan), Sea Games 19 (Inđônêsia)… Tuy tại các kỳ Sea Games chúng ta chưa giành được một huy chương nào, song các VĐV trẻ nước ta trong một vài năm gần đây có sự tiến bộ rõ rệt. Trước tình hình và nhiệm vụ mới của ngành TDTT, các nhà chuyên môn đã vạch ra kết hoạch chiến lược phát triển lâu dài môn Cầu lông và trước hết là chuẩn bị cho kế hoạch năm 2003, là tổ chức Sea Games 22 tại Việt Nam. Để có thành tích cao trong khu vực và thế giới, cầu lông Việt Nam cần có sự đổi mới mạnh mẽ về kế hoạch quy trình đào tạo, đổi mới việc bồi dưõng đội ngũ HLV theo hướng chuyên môn hoá, từng bước chuyển dần việc đào tạo VĐV theo hướng chuyên nghiệp hoá.
3. Các VĐV nổi tiếng tại Việt Nam
NGUYỄN TIẾN MINH – niềm tự hào của cầu lông Việt Nam
Vô địch cầu lông toàn quốc 5 năm liền từ 2001 đến 2006, vô dịch giải cầu lông mở rộng năm 2006, xếp hạng Top 50 giải cầu lông thế giới, là đại diện Việt Nam đi dự giải vô địch cầu lông thế giới tại Tây Ban Nha, tích cực tham gia hoạt động Đoàn tại địa phương, đơn vị. Đó là vài nét về Nguyễn Tiến Minh – cái tên thân thuộc trong làng cầu lông Việt Nam, bằng tài năng và đam mê mang về cho nền thể thao nước nhà những tấm huy chương đáng tự hào.
Có thể nói, những câu chuyện về Vũ Tiến Minh không còn là mới mẻ trong lòng người hâm mộ thể thao Việt Nam. Sinh năm 1983 trong một gia đình nề nếp và luôn hướng cho con cái học thành tài, nhưng Minh đã đến với môn cầu lông bằng niềm đam mê thể thao cuồng nhiệt. Khó có thể khẳng định cầu lông đến với Minh là duyên may hay sự lựa chọn nhưng dù là gì đi nữa, đó là những năm tháng thăng trầm “vắt” mình trên sàn tập để có được thành công. Lúc 10 tuổi, Tiến Minh đã đạt hạng nhất ở giải cấp phường, 2 năm sau, chính những bước khởi đầu tại CLB Tinh Võ (Q5, TP HCM) đã “ra lò” tài năng cầu lông số 1 Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh quyết định chọn cầu lông là hướng đi cho tương lai thay vì thi vào Đại học. Năm 2004 được xem là năm thành công đối với Nguyễn Tiến Minh. Chiến thắng có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất với anh là chức vô địch giải quốc tế Malaysia Mở rộng vào tháng 11. Đó không phải là thành tích duy nhất giúp VĐV hay nhất TP HCM 2004 ghi được dấu ấn trong làng cầu lông quốc tế nhưng chính thành tích quốc tế đầu tiên này khiến bản thân Minh hạnh phúc và tiếp thêm sức mạnh, tự tin cho anh tại các sân chơi quốc tế. Sau thắng lợi đó, Tiến Minh được xếp vào top 100 thế giới (hạng 97 tháng 12/2004) – một thành tích lớn đối với cầu lông VN. Từng nấc thang vươn tới thành công của Vũ Tiến Minh được đổi lại bằng những giọt mồ hôi, nước mắt, bằng quyết tâm và khát khao chiến thắng, hạnh phúc khi quốc kì Việt Nam bay cao. Những nỗ lực đã đem lại cho anh nhiều thành công đáng tự hào, khẳng định tên tuổi mình trong nền cầu lông thế giới bằng việc vị trí xếp hạng luôn được cải thiện ( hạng 66 vào thời điểm 20/04/2006).
Bên cạnh những thành công, anh cũng vấp phải những thất bại. Nhưng không phải vì thế mà anh nản lòng, đó cũng là một thành công – thành công trong thất bại – thành công khi thấy mình cần phải cố gắng, phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Vừa qua, Nguyễn Tiến Minh đã khiến trên 3.000 khán giả có mặt tại sân Phan Đình Phùng ngất ngây khi chứng kiến trận thắng chóng vánh của anh trước Jeffer Rosobin (Indonesia) trong trận chung kết giải cầu lông quốc tế Cup Robot. Sau 6 lần tổ chức giải thuộc hệ thống Satellite tại Việt Nam, cuối cùng cầu lông Việt Nam cũng có chiếc huy chương vàng đầu tiên. Liên đoàn cầu lông thế giới (IBF) vừa công bố bảng xếp hạng, trong đó ở nội dung đơn nam, tay vợt số 1 của Việt Nam – Nguyễn Tiến Minh đã cải thiện đáng kể vị trí của mình khi anh lọt vào bán kết giải cầu lông Việt Nam Open và nhận 1.860 điểm thưởng. Với tổng số 11.820 điểm, Tiến Minh hiện xếp hạng 51 thế giới. Và mục tiêu của anh trong năm 2006 là thi đấu thật nhiều giải quốc tế để lọt vào Top 40 tay vợt mạnh nhất thế giới. Còn kế hoạch dài hạn của anh là phấn đấu lọt vào Top 20 thế giới: “Dẫu biết khả năng còn hạn chế so với các đối thủ trên thế giới, nhưng tôi sẽ nỗ lực hết sức để một ngày nào đó có tên ở top 20 tay vợt mạnh nhất thế giới. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào bản thân mình”.
Chắc chắn rằng, với niềm tin vào bản thân, sự nỗ lực hết mình sẽ giúp anh thực hiện được ước mơ, người hâm mộ Việt Nam có quyền tự hào và tin tưởng vào anh, vào một ngay cầu lông Việt Nam bước lên đỉnh vinh quang.
Nguyễn Tiến Minh
Sinh ngày 12/2/1983
10 tuổi đạt giải hạng nhất cấp phường
Năm 2004:
– Là vận động viên cầu lông đầu tiên lọt vào Top 10 VĐV tiêu biểu của thể thao toàn quốc
– HC vàng đơn nam giải satellite Malaysia (giải quốc tế đầu tiên), HC bạc đơn nam giải satellite tại Việt Nam, HC đồng đơn nam giải satellite tại Singapore
– 2 HC vàng đơn nam giải VĐQG, cây vợt xuất sắc toàn quốc, HC vàng đôi nam VĐQG, HC vàng đồng đội nam giải vô địch đồng đội toàn quốc.
Năm 2005:
– xuất sắc bảo vệ chức vô địch quốc gia tại Giải toàn quốc 2005 diễn ra ở Thái Nguyên
– Tham dự Giải vô địch cầu lông thế giới 2005. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện
Năm 2006:
– Anh mang về cho cầu lông Việt Nam chiếc huy chương vàng đầu tiên
sau 6 lần tổ chức giải thuộc hệ thống Satellite tại Việt Nam,
– Tay vợt số 1 của Việt Nam – Tiến Minh hiện xếp hạng 51 thế giới.