Chiến thuật thi đấu đôi trong cầu lông dành cho người chơi

Chiến thuật đánh đôi trong cầu lông là rất cần thiết trong quá trình luyện tập cũng như thi đấu, giúp phát huy sức mạnh của cả 2 người chơi và đánh vào điểm yếu của đối thủ. Chiến thuật đó như thế nào thì hãy cùng Cầu lông 360 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.Chiến thuật phân chia theo khu vực

1.1. Phân chia theo đường chéo

  • Sự phân chia khu vực theo đường chéo nghĩa là trên sân mình được chia đôi (có tính chất tương đối) theo đường chéo của sân, mỗi vận động viên chịu trách nhiệm đánh những quả cầu rơi trên khu vực sân của mình. 
  • Trong trường hợp chia này vận động viên phát cầu cần chịu trách nhiệm nữa trên (gần nửa sân sát lưới), vận động viên còn lại chịu trách nhiệm phần nửa sân còn lại (phần nửa sân có đường biên ngang).
  • Phương pháp phân chia này thường áp dụng với những vận động viên co trình độ khá và tương đương nhau về các mặt kỹ, chiến thuật. với cách phận chia này các vận động viên thường áp dụng kỹ thuật di chuyển chéo hoặc nhảy bước để đánh cầu.

1.2. Phân chia theo khu vực trên dưới

  • Phân chia theo khu vực trên dưới nghĩa là trên sân mình được chia ra làm 2 khu vực trên và dưới. Ở cách chia này 2 vận động viên cùng bên thường đứng theo vị trí hàng dọc để đánh cầu. vận động viên đứng trên sẽ chịu trách nhiệm phần trên gần lưới (thường tính từ ngang vị trí đứng trở lên). Vận động viên đứng sau chịu trách nhiệm phần còn lại của sân.
  • Phương pháp phân chia này thường áo dụng cho 2 vận động viên có trình độ chênh lệch hoặc thi đấu đôi nam nữ phối hợp. Trong cách chia này vận động viên thường áp dụng kỹ thuật di chuyển đa bước ngang để đánh cầu.

1.3. Phân chia theo đường trung tâm

  • Phân chia theo đường trung tâm là lấy đừng trung tâm để chia sân làm 2 khu vực phải trái. Mỗi vận động viên phải chịu trách nhiệm một nửa sân theo chiều dọc.
  • Cách chia này thường áp dụng với 2 vận động viên có trình độ tương đương nhau và được sử dụng rất hiệu quả trong phòng thu. Với cách chia này vận động viên phải áp dụng tốt kỹ thuật di chuyển tiến lùi.

2. Chiến thuật đánh cầu tấn công

2.1. Chiến thuật đỡ giao cầu tấn công

  • Khu vực giao cầu trong đánh đôi ngắn hơn khu vực giao cầu của đánh đơn là 0.76m, nên giao cầu trong đánh đôi kiểu cao sâu dễ bị đối phương đập vụt. Vì thế giao cầu trong đánh đôi thường sử dụng kỹ thuật giao cầu sát lưới làm chính nên. Khi bên giao cầu đã giao cầu sát lưới thì khi đỡ giao cầu cần đứng ở vị trí gần với đường giao cầu gần.
  • Đứng ở tư thế chuẩn bị cơ bản giống với tư thế chuẩn bị đỡ giao cầu của đánh đơn, chỉ có điểm hơi khác là thân người ngả ra trước lớn hơn, trọng tâm cơ thể có thể tùy ý muốn đặt lên chân nào cũng được, vợt có thể giơ lên hơi cao một chút. Điểm đánh cầu là vào lúc cầu bay sang đang có độ cao nhất thì tranh thủ chủ động đánh cầu. Nhưng cũng cần chú ý đề phòng khu vực sân bên phải đối phương giao cầu nhanh ngang bằng tấn công vào phía trái tay.

2.2. Chiến thuật hai đánh một

  • Ngoài các chiến thuật trên, trong thi đấu đôi ở môn cầu lông còn một chiến thuật nữa vẫn hay được áp dụng. Đó là chiến thuật hai đánh một. Chiến thuật này được sử dụng khi phát hiện đối phương, hai vận động viên có sự chênh lệch về trình độ kỹ, chiến thuật hoặc thể lực.
  • Áp dụng chiến thuật này là 2 vận động viên bên mình luôn luôn nhằm tấn công nhanh mạnh vào  vận động viên yếu của bên đối phương để giành điểm. Chiến thuật này rất có hiệu quả trong các trận đấu đôi nam nữ phối hợp.

2.3. Chiến thuật tấn công trung lộ

  • Tấn công trung lộ có nghĩa là tấn vào vị trí giữa 2 người hoặc có thể đánh lệch sang phía người có khả năng phòng thủ kém hơn. Chiến thuật thi đấu cầu lông này có thể tạo ra cơ hội khi đối phương tranh cầu hoặc nhường cầu, từ đó tạo ra sơ hở mà giành lại quyền tấn công.
  • Chiến thuật tấn công trung lộ có thể tạo thành hiện tượng hai người của đối phương tranh cầu lẫn nhau hoặc do nhường cầu cho nhau mà bỏ cầu, chiến thuật này còn có hiệu quả hơn khi áp dụng với đối phương có hai người không cùng thuận một bên.

2.4. Chiến thuật tấn công đường thẳng

  • Tức là thực hiện tất cả các đường đập cầu và điểm rơi đều là đường thẳng, không có mục tiêu và đối tượng cố định, chỉ dựa vào hiệu quả của sức mạnh và điểm rơi của đập cầu để giành được điểm. Khi cầu của đối phương đánh sang sát với biên dọc, thì điểm rơi của cầu tấn công sang sân đối phương ở trên đường biên; khi cầu của đối phương đánh sang ở khu vực giữa, thì điểm rơi của cầu tấn công sang sân đối phương về phía trung lộ.
  • Chiến thuật này khi sử dụng dễ ghi nhớ và quna strieetj. Đập cầu đường biên mặc dù độ khó cao hơn một chút nhưng hiệu quả khá cao, thuận tiện cho đồng đội thực hiện bịt chắn sát lưới.

2.5. Chiến thuật tấn công cuối sân

  • Trong khi thi đấu gặp phải đối phương có năng lực đập vụt cuối sân tương đối kém, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật đánh cầu cao ngang, đẩy cầu ngang, đỡ đập hất cầu cao buộc bên đối phương 1 người phải di chuyển sang 2 góc cuối sân đánh trả. Một khi họ đánh trả ở thế bị động thì sử dụng kỹ thuật đánh tạt, đập cầu mạnh.
  • Nếu phát hiện thấy 1 người trong cặp đôi của đối phương di chuyển lùi sau để chi viện thì có thể lập tức đánh cầu vào chỗ trống sát lưới.

2.6. Chiến thuật người đứng sau tấn công, người đứng trước bịt lưới

  • Trong quá trình thi đấu, khi bên mình đã giành được quyền chủ động, một người phòng thủ ở cuối sân gặp cầu cao tất sẽ đập cầu, còn đồng đội ở sân trước phải nhanh chóng tích cực di chuyển thực hiện bịt lưới tạt cầu.

2.7. Chiến thuật tấn công trong phòng thủ

  • Khi phòng thủ, đối phương tấn công cầu đường thẳng, bên mình hất cầu cao ngang chéo góc; đối phương tấn công cầu chéo góc, bên mình hất cầu cao bằng đường thẳng, nhằm đạt được mục đích điều động đối phương di chuyển.
  • Sau đó, có thể sử dụng kỹ thuật chặn hoặc câu cầu sát lưới buộc đối phương phải tiến hành thuật đối công. Sử dụng chiến thuật này khi đối phó với đối thủ có nhược điểm xoay người sang phải, trái không linh hoạt và kỹ thuật đánh treo, đẩy cầu sát lưới yếu, có thể rất nhanh chuyển từ phòng thủ sang giành quyền chủ động tấn công.

3. Chiến thuật phát cầu trong thi đấu đôi

Chiến thuật đánh đôi trong cầu lông sẽ có sự khác biệt lớn với chiến thuật đánh đơn. Trong đánh đôi, đòi hỏi sự hiểu ý và phối hợp nhịp nhàng giữa 2 người chơi.

Trong thi đấu đôi, mỗi bên đều có 2 vận động viên, vì vậy vị trí trên sân của mỗi người trong quá trình thi đấu đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả của mỗi trận. Ngay từ quả phát cầu hai vận động viên cùng bên cần phải đứng sao cho sau quả phát có thể phối hợp di chuyển chặt chẽ và hợp lý để đỡ cầu đối phương đánh sang. Vì vậy vị trí đứng phát cầu của 2 vận động viên trong thi đấu đôi cũng cần được quan tâm và thường có 2 trường hợp sau:

  • Vận động viên phát cầu đứng ở vị trí sát đường trung tâm và đường giới hạn phát cầu gần. Vận động viên thứ 2 đướng sát đường trung tâm và ở chếch phía sau.
  • Vận động viên phát cầu đứng gần đường giới hạn phát cầu gần và biên dọc. Vận động viên thứ 2 đứng tiến lên ở khu vực bên kia để hỗ trợ vận động viên phát cầu.

Trong cả 2 trường hợp đứng đều không được để có một khoảng trống lớn trên sân, cho đối phương đánh trả cầu.

Trong thi đấu đôi, do có sự hạn chế của đường giới hạn phát cầu xa nên chiến thuật chủ yếu là phát cầu thấp thấp gần để hạn chế sự tấn công của đối phương ngay từ quả đầu. Để đảm bão cho chiến thuật này có hiệu quả thì lỹ thuật phát cầu phải được hoàn thiện ở mức độ cao, sao cho đường cầu phát chỉ được phép cao hơn mép trên của lưới khoảng 5cm và điểm rơi càng gần đường giới hạn phát cầu gần (trong khu phát) càng tốt.

Trong trường hợp đối phương yếu trái hoặc vị trí đứng đỡ phát cầu không được hợp lý (nếu đối phương đứng chuẩn bị để trống bên trái nhiều) ta có thể phát cầu lao xa vào bên trái đối phương hoặc phát chéo ngắn để gây cho đối phương bị động đỡ cầu, tạo điều kiện cho ta dứt điểm nhanh ở quả sau.

Cũng như trong thi đấu đơn, không nên duy trì nhiều một kiểu phát cầu nào trong suốt trận đấu mà ta phải linh hoạt thay đổi kiểu phát và đướng phát sao cho đối phương luôn bị động đỡ cầu, mới mong giành được thắng lợi. Phát cầu trong đánh đôi có thể phối hợp thay đổi cả phát thuận tay và trái tay tùy theo sở trường và ý đồ chiến thuật trong khi phát.

4. Phòng thủ trong kĩ thuật đánh đôi

Khi trong tư thế phòng thủ, hai người chơi sẽ đứng ở tư thế song song, tức dàn hàng ngang bên phải bên trái.

  • Đánh tạt cầu: Đây là lựa chọn cực kỳ hợp lý trong cách đánh cầu lông đôi để bạn chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công. Lúc này, cố gắng đưa cầu vượt qua tầm khống chế và rơi ngay phía sau lưng của người đứng trước.
  • Gài lưới: Động tác phòng thủ này rất hiệu quả khi đối phương đứng xa lưới, tuy nhiên, động tác của bạn phải thật chuẩn xác và “ổn”. Nếu gài lưới quá bổng hoặc quá xa, vô tình tạo điều kiện cho đối phương những pha đập cầu chất lượng. Điều quan trọng là bạn gài lưới thì phải bám lưới, vì đồng đội sẽ không biết cú đánh của bạn thế nào, đường cầu bay ra sao. Rất khó phản ứng nếu đối phương kịp tung ra những pha gài lưới tương tự.
  • Đẩy cầu nửa sân: Cú đánh này khá tương tự với tạt cầu, tuy nhiên mục đích của nó chỉ là đưa cầu qua phần sân đối phương, hiệu quả khi người đứng trên tiến quá sát lưới. Dù sẽ khá khó để qua tay người đứng trên nhưng nếu thành công, khả năng đối thủ sẽ tặng cho bạn một cơ hội đập cầu với pha giở cầu cao của họ.
  • Đè lưới: là kỹ thuật phòng thủ khi bị đối phương ép. Đây cũng là một cách để thay đổi chiến thuật khi bạn đang phòng thủ và có thể tấn công được. Với 3 vị trí mà đè lưới hướng đến là đè lưới, đè đờ mi và đè dài cầu về cuối sân. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn dần dần thay đổi vị trí cũng như tình hình trong một pha cầu.

5. Một số lỗi thường gặp trong đánh đôi

Sau những kỹ thuật thì người chơi cần hạn chế một số lỗi thường gặp trong đánh cầu lông đôi nhé.

  • Kỹ thuật di chuyển quá kém.

Trong tập luyện hay thi đấu cầu lông đơn hay cầu lông đôi thì kỹ thuật di chuyển đóng một vài trò vô cùng quan trọng. Khi bạn di chuyển kém khiến bạn thường xuyên chậm chạp, mau mệt và mất sức, dễ mất thăng bằng hay bị té và rất dễ va chạm với bạn đồng đội và để lộ những khoảng trống trên sân cho đối phương.

  • Thích quay đầu nhìn ra phía sau.

Đây là thói quen sai lầm của rất nhiều người, đặc biệt là những người mới chơi. Trong đánh đôi thì đòi hỏi tốc độ chơi rất nhanh. Bạn sẽ không có đủ thời gian để vừa quan sát đối phương vừa quan sát bạn mình và bạn mất tập trung, không ứng phó kịp tình huống. Nguy hiểm hơn là rất có thể có lúc bạn “ăn” một cú đập cầu của bạn đồng đội vào mặt hay thậm chí vào mắt!

  • Thực hiện nhiều những đường cầu chéo sân.

Đánh cầu chéo sân là một chiến thuật hay, tuy nhiên nếu lợi dụng nó quá mức có thể sẽ phản tác dụng cho bạn.

– Bạn sẽ bị bắt bài và mất đi tính bất ngờ trong đường cầu. Đối thủ của bạn sẽ thừa sức phán đoán cú đánh tiếp theo của bạn là gì và lựa chọn vị trí thuận lợi nhất để đón đánh đường cầu từ bạn.

– Với đường cầu chéo sân, vì trái cầu phải di chuyển qua một quãng đường dài hơn, nên ở cuối hành trình của mình trái cầu đã đi chậm lại, ít lực. Thêm vào đó đối thủ của bạn có nhiều thời gian hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đối phương đánh trả ít mắc sai sót.

Vì thế, đừng để cho đối phương bắt bài, đa dạng lối đánh, đường cầu gây khó khăn trong phán đoán của đối thủ.

  • Nâng cầu bổng quá nhiều.

Nâng cầu bổng rất thích hợp khi bạn bị thất thế và cần có nhiều thời gian để trở về vị trí chuẩn bị trên sân đón cú đánh tiếp theo của đối thủ. Tuy nhiên, với những pha nâng cầu bổng thì đó là cơ hội rất tốt cho đối thủ với những cú đánh đầy uy lực và dành thế tấn công. Do vậy nếu bạn thường xuyên chỉ đánh cầu bổng, bạn đã dâng cơ hội chiến thắng cho đối phương.

Không nên có quá nhiều pha nâng cầu bổng mà bạn phải thường xuyên đánh cầu đi xuống như: đập cầu, gài nhỏ, chụp lưới…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *