Chấn thương lật cổ chân là khá thường gặp ở những người chơi thể thao, với biểu hiện là bàn chân lật vào trong và xuất hiện tình trạng sưng nề, tạo cảm giác đau, khó di chuyển. Người hay vận động nên tìm hiểu về lật cổ chân và cách điều trị như thế nào để nhanh hồi phục.
Lật cổ chân, là tình trạng đứt hoặc rách dây chằng bao quanh cổ chân. Khi khám bệnh có thể được bác sĩ chẩn đoán là bong gân. Chấn thương này khá phổ biến ở những người chơi thể thao như bóng đá, bóng rổ, cầu lông hay tennis,… thường do khởi động không kỹ hoặc vận động trật nhịp, khiến họ phải tạm dừng hoạt động hoặc không thể tham gia vào trận đấu. Tuy nhiên, chấn thương lật cổ chân cũng có nguy cơ xảy ra trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày do té xe và trượt chân.
Cầu lông là một thể thao có cường độ vận động cao đòi hỏi người chơi phải liên tục nhảy, chạy, xoay người, kết hợp chân và tay…chính vì thế tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương nếu không được tập luyện đúng cách. Trong đó chấn thương cổ chân thường là chấn thương mà những người mới tập chơi hay chơi lâu năm đều mắc phải. Hãy cùng Caulong360 tìm hiểu về vấn đề này nha.
1. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương cổ chân trong cầu lông?
Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng nguyên nhân thường thấy nhất là do:
– Khởi động: Người chơi thường khởi động để làm nóng các khớp cơ và khớp khu vực ở cổ chân không kỹ làm dẫn đến các khớp bị cứng, giảm độ linh hoạt, không thích nghi kịp với những chuyển động đột ngột. Từ đó dẫn đến chấn thương.
– Giày: Giày cầu lông kém chất lượng, giày thể thao đế cao, bề mặt đế giày quá trơn hoặc quá bám.
– Sân, thảm: Mặt sân xi măng, bê tông, bề mặt có nhiều vật nhỏ, không bằng phẳng, sần sùi. Thảm cầu lông không đáp ứng đủ tiêu chuẩn như: rách thảm, thảm ướt, bề mặt thảm giảm độ ma sát do thời gian dùng quá lâu.
– Kỹ thuật di chuyển: Di chuyển sai bộ pháp dẫn đến khi gặp tình huống cầu bay nhanh, bất ngờ thì tư thế người chơi bị sai sẽ khiến chân di chuyển không đúng vị trí, dẫn đến chấn thương. Ngoài ra, tư thế tiếp đất sau khi đập cầu cũng rất dễ dẫn đến chấn thương cổ chân.
Trong giai đoạn đầu, chấn thương lật sơ mi cổ chân sẽ có biểu hiện:
– Bầm tím và sưng đỏ: Đây là triệu chứng dễ nhận biết do có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
– Đau: Các cơn đau xuất hiện khi bạn chạm vào mắt cá chân và nhận thấy rõ ràng hơn khi chỗ chấn thương phải chịu một lực tác động lên.
– Vận động bị hạn chế: Đau và sưng nề ở cổ chân làm vận động đi lại bị hạn chế.
2. Cách điều trị khi bị lật cổ chân
Nếu không may bị lật cổ chân phải làm sao để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động sau này? Người bệnh cần lưu ý:
- Khi vừa bị lật cổ chân nên dừng mọi hoạt động và chườm đá khoảng 10 – 20 phút nhằm giảm sưng tấy và tránh dây chằng bị giãn. Đây là phương pháp tối ưu nhất ngay lúc ban đầu.
- Tiếp đến nên cố định chân bằng cách quấn khăn mềm.
- Gác chân lên cao và không nên đi lại trong 2 ngày đầu.
- Tích cực chườm đá, ngâm chân bị đau vào xô nước đá với mức nước cao đến ống đồng, mỗi lần thực hiện khoảng 20 phút, mỗi ngày 3 lần.
- Kiên trì ngâm chân, hạn chế đi lại và tránh vận động mạnh thì sẽ sớm phục hồi trong 2 – 3 ngày nếu chấn thương nhẹ.
- Tập một số bài tập phục hồi như vịn tay vào tường, xoay nhẹ cổ chân,nhún nhẹ chân, mỗi ngày tập khoảng 10 phút.
- Khi ngủ nên kê chân cao khoảng 30cm.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp sơ cứu ban đầu và chấn thương nhẹ. Đối với chấn thương nặng bạn nên đến bác sĩ để được điều trị thích hợp. Ngoài trị liệu y khoa, bạn cũng nên kết hợp ăn uống để nhanh hồi phục. Nên tránh một số thực phẩm dễ gây đau nhức và làm chấn thương lâu lành như: rau muống, thịt gia cầm, xôi nếp,… Đồng thời, không nên xoa bóp dầu nóng hay rượu thuốc trong khi cố định chân, vì như vậy vết thương có thể sưng tấy to hơn. Cũng không nên kéo nắn hay bó thuốc bắc để tránh bị rách cơ bên trong hay nhiễm trùng da. Tuy nhiên khi chấn thương đã khỏi hẳn, bạn nên cuốn băng chuyên dụng để tránh tái phát.
Mục đích của việc điều trị chấn thương lật cổ chân là giúp bạn giảm sưng và đau, dây chằng có quá trình chữa lành và chức năng mắt cá chân được phục hồi. Trên đây là một số thông tin cơ bản hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn chấn thương lật cổ chân và cách điều trị.
3. Phương pháp phòng ngừa lật cổ chân
Khởi động cổ chân trước khi tập luyện
Trong bất kỳ bài viết nào liên quan đến vấn đề chấn thương thể thao, thì Phiten luôn luôn đề cập đến tầm quan trọng của việc khởi động kỹ trước khi tập luyện, và với việc phòng ngừa lật sơ mi cổ chân cũng không ngoại lệ.
Những bộ phận khác nếu bạn không khởi động kỹ thì nguy cơ chấn thương của bạn đã khá cao, nhưng riêng với cổ chân, nếu bạn quên khởi động trước khi chơi thể thao thì nguy cơ chấn thương và bong gân của bạn là vô cùng cao. Bởi vì, cổ chân có rất nhiều cơ, dây chằng và gân bao quanh, nhưng cơ này rất săn chắc và khỏe mạnh. Nếu chúng ta không khởi động, làm nóng và kích hoạt sự linh hoạt chúng mà trực tiếp vận động mạnh/đột ngột ngay thì những mô này sẽ dễ bị căng thẳng dẫn đến chấn thương.
Thực hiện các bài tập để cải thiện khả năng thăng bằng của cơ thể
Khả năng thăng bằng ảnh hưởng rất nhiều nguy cơ bị bong gân (lật sơ mi cổ chân). Nếu như khả năng thăng bằng của bạn không tốt thì bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng trượt ngã hoặc lật cổ chân khi đang chơi thể thao, hoặc ngay cả khi chỉ đi bộ bình thường.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng thăng bằng của mình bằng cách thường xuyên tập các động tác thăng bằng với một chân, động tác “Single Leg Squats” cũng là một gợi ý không tồi dành cho bạn. Những động tác tập giữ thăng bằng bằng một chân này không những giúp cải thiện khả năng thăng bằng của bạn mà còn củng cố sức mạnh cho cổ chân, giúp dây chằng, cơ và gân cổ chân trở nên chắc khỏe hơn.
Tránh vận động quá sức
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi hoặc mới bắt đầu tập luyện thể thao, bạn cần chú ý đến trạng thái thể chất và tinh thần của mình. Không chỉ cổ chân mà hầu như mọi cơ bắp và khớp trên cơ thể bạn đều cần được nghỉ ngơi sau khi tập luyện vất vả. Tập luyện quá sức không tốt cho cơ thể, đặc biệt là đôi chân. Bạn có thể dễ dàng mất thăng bằng và lật sơ mi cổ chân, trật khớp hoặc thậm chí làm rách dây chằng do căng thẳng quá mức.
Sử dụng đai bảo vệ cổ chân
Trong thể thao, có nhiều động tác đòi hỏi bạn phải vặn/xoay khớp cổ chân nhanh và đột ngột, vượt quá phạm vi vận động của khớp, dễ gây rách dây chằng. Do đó, sử dụng băng đai bảo vệ cổ chân có thể giúp bạn hạn chế được những chấn thương này, bằng cách giữ cho khớp của bạn ổn định và hoạt động trong phạm vi phù hợp.
Đai bảo vệ cổ chân Phiten ngoài tác dụng bảo vệ cổ chân như các loại băng đai khác, còn được ứng dụng công nghệ Aqua Titanium, giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu và cải thiện tình trạng mệt mỏi do khí trệ khí huyết, đặc biệt là bảo vệ đôi chân hiệu quả trong khi vận động.
Bong gân (lật sơ mi cổ chân) có thể khiến dây chằng của chúng ta bị tổn thương nghiêm trọng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng này là thực hiện các biện pháp phòng ngừa bong gân ngay từ sớm, để tình trạng hoàn toàn không thể diễn ra.