Huấn luyện tâm lý trong cầu lông | yếu tố quyết định cuộc chơi

Huấn luyện tâm lý trong cầu lông | yếu tố quyết định cuộc chơi

Huấn luyện tâm lý trong cầu lông

1. Giới thiệu

Cách mà những tư duy đó tác động đến hành vi và việc thể hiện của vận động viên trong tập huấn và thi đấu. Tâm lý học thể thao tập trung vào việc giảng dạy những kĩ năng thực tế cho các vận động viên nhằm giúp họ phát triển những khả năng tâm lý cho bằng với những khả năng về thể chất.

Huấn luyện tâm lý trong cầu lông | yếu tố quyết định cuộc chơi
Huấn luyện tâm lý trong cầu lông | yếu tố quyết định cuộc chơi

2. Nguyên tắc 1/3 thứ 3

1/3 đầu tiên là năng khiếu của vận động viên, 1/3 thứ hai là những kĩ năng thể chất mà vận động viên đó có được như bước chân trong cầu lông và một phần ba thứ 3 thì liên quan đến tinh thần kiên cường – đó là sưc mạnh trong thi đấu của vận động viên. Cũng chính là phương thức mà người vận động viên thích nghi với áp lực của trận đấu.

Trong thể thao đỉnh cao, huấn luyện tốt khi mà rất nhiều vận động viên có khả năng thể chất (trình độ kĩ thuật, thể lực) tương đương nhau, sự khác nhau giữa một kết quả thi đấu tuyệt vời và một kết quả thi đấu tốt hay sự khác nhau giữa người thắng và người thua thường liên quan đến tinh thần thi đấu nhiều hơn là khả năng kĩ thuật và thể lực.

Các kĩ năng tâm lý bao gồm một số các chiến thuật và kĩ thuật có thể giúp nâng cao kết quả thi đấu của vận động viên:

Lập mục tiêu: Việc lập ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn giúp cho việc huấn luyện vận động viên có được phương hướng và gia tăng động cơ.

Tưởng tượng: Tưởng tượng là sự tập luyện tinh thần hoặc luyện tập một kĩ năng hoặc cách thi đấu, sử dụng những giác quan để luyện tập những kĩ năng thể chất với ý nghĩ rằng không phải thực hiện chúng. Thông qua tưởng tượng các vận động viên có thể mường tượng được chính họ thành công trong những sự kiện, trận đấu hoặc kĩ năng.

Thư giãn Bao gồm những kĩ thuật giúp vận động viên thư giãn hệ cơ của họ tập trung nghị lực cho việc tập huấn cũng như thi đấu.

Tự nhủ Việc sử dụng những từ khích lệ và tự khuyến khích bản thân giúp vận động viên tập trung vào việc thi đấu. Những từ này tạo ra một số cảm xúc, hoặc khích lệ vận động viên duy trì sự cố gắng.

Kế hoạch tinh thần đây là những chiến thuật huấn luyện được lập sẵn hoặc những thói quen giúp những vận động viên có “tinh thần hưng phấn với việc phải cố gắng thật lớn”. các vận động viên cũng có thể được chuẩn bị để đối phó với bất kì những rủi ro hoặc đứt quãng có thể xảy ra. Kế hoạch tinh thần của một vận động viên có thể bao gồm một hoặc tất cả những kĩ thuật rèn luyện kĩ năng tâm lý liệt kê phía trên.

3.Hiểu rõ các nguyện tắc của động cơ 

 Huấn luyện có nhiều động cơ khác nhau:

Động cơ tham gia – tại sao các vận động viên chọn chơi một môn thể thao nào đó.

Động cơ dài hạn – cam kết tập huấn/tập luyện cho môn thể thao của bạn liện tục từ mùa này sang mùa khác.

Động cơ ngắn hạn – tập luyện để tham gia một trận đấu hay một sự kiện.

Động cơ trước trận đấu – “lên tinh thần” trước một trận đua hay mộ sét đấu.

Động cơ bên ngoài – ví dụ, phần thưởng, sự thừa nhận, du lịch, tiền.

Động cơ bên trong – ví dụ tập luyện để khoả, vui, đẹp, kết bạn mới …

Động cơ là một lực định hướng. Động cơ được cấu thành trước nhất bởi 2 thành phần:

– Phương hướng – ám chỉ tới nơi (môn thể thao) mà chúng ta chọn để thể hiện năng lượng. Đâu là nguyên nhân một vận động viên chọn chơi một môn thể thao và môn thể thao nào được anh ta đặc biệt ưa thích huấn luyện? Trong khi có vận động viên đó có rất nhiều lựa chọn khác như điện ảnh, hoạt động xã hội với bè bạn, cắm trại hay xem tivi.

– mức độ nỗ lực – nghĩa là có bao nhiêu nỗ lực được đầu tư cho phương hướng mà vận động viên đó đã chọn. Lấy một ví dụ như sau, 2 vận động viên có thể có cùng động cơ khi tham dự tập huấn, tuy nhiên một vận động viên có rất ít nỗ lực và thiếu nhiệt tình trong tập huấn trong khi vận động viên còn lại nỗ lực rất nhiều nên anh ấy sẽ đạt được 100% hiệu quả sau kì tập huấn.

Các vận động viên cũng có thể có động cơ bên trong và động cơ bên ngoài.

Động cơ bên trong – là một sự phấn đấu nội tại để trở nên xuất sắc. Các động cơ bên trong thường bền vững hơn vì chúng tự cung cấp năng lượng sống cho chính mình.

Động cơ bên ngoài – là nhu cầu cần đạt được sự tường thưởng hoặc sự công nhận hoặc cả 2. Khi những động cơ đó được sử dụng đúng đắn, chúng có thể khiến các động cơ bên trong càng trở nên mạnh mẽ đúng như được huấn luyện. Tuy vậy, các động cơ bên ngoài cũng có thề phá hoại các động cơ bên trong.

4. Điều gì thúc đẩy vận động viên

Niềm vui trong việc chơi (thể thao), tập huấn và khát khao sự tiên bộ.

Họ muốn có một hình tượng đẹp trong mắt mọi người – như tên tuổi trên báo chí, sự thừa nhận của công chúng, thành công…

Niềm kiêu hãnh chung – quan tâm và tôn trọng những vận động viên khác giống như đồng đội bởi những tình cảm liên quan đến chuyên môn.

Mối quan hệ giữa các vận động viên.

5. Điều gì làm nản lòng các vận động viên

Sự quản lý và kỉ luật quá khắt khe

Sự cạnh tranh giữa các vận động viên quá lớn.

Các vận động viên không nhận được những thứ mà cấp trên hứa.

Sự cạnh tranh là quá lớn đối với họ.

Đoán trước được các bài tập huấn.

Họ không thể thấy hay cảm nhận được sự tiến bộ.

Họ bị đánh giá thấp.

Có quá nhiều sự mong đợi

Huấn luyện viên bị đội khác thuê.

Sự can thiệp quá nhiều của phụ huynh.

  • Các bạn quan tâm tới những tin tức khác tại : tin tức cầu lông…..đều có và đang được bán ra hoặc tham khảo fanpage
  • ✅Ưu đãi khi mua hàng tại: caulong360.com
    • Ship COD toàn quốc, quý khách nhận hàng, thanh toán với phí ship rẻ nhất
    • Quý khách chuyển khoản trước sẽ được nhận nhiều ưu đãi cũng như quà tặng

    Tham khảo sản phẩm khác tại : Caulong360.com

    • Liên hệ ngay  0888861115 Chăm sóc quý khách tận tình 24/7

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *